Ăn uống giảm cân, phòng tránh bệnh Gout
Béo phì, thừa cân là nguy cơ gây ra bệnh gout. Làm sao để phòng tránh bệnh gout? Chế độ ăn phòng chống bệnh gout như thế nào?
Béo phì làm cho axit uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp, gây ra bệnh gout. Có nghĩa là chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh gout. Sau đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống giảm cân, phòng tránh bệnh Gout:
Những điều nên biết về chế độ ăn phòng tránh bệnh Gout
- Không ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
– Lượng thịt ăn hằng ngày không nên quá 15g, tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
– Nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, tăng lượng rau, uống đủ nước
– Tránh xa các đồ uống như soda, coca, rượu bia, các chất kích thích
– Thực hiện thói sống lành mạnh, ăn đúng giờ đúng bữa, hạn chế đồ ăn nhanh.
Nguyên tắc ăn phòng tránh bệnh Gout
- Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối.
– Đảm bảo cân đối giữa các thành phần sinh năng lượng (đạm – béo – đường). Tỷ lệ năng lượng do các thành phần cung cấp nên là: Đạm: Béo: Đường = 12-15% : 18-20% : 65-70%.
– Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như các loại thịt, hải sản, các loại phủ tạng động vật.
– Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày.
– Không uống quá nhiều và kéo dài rượu, bia, cà phê, luôn uống đủ nước.
Gợi ý về chế độ ăn phòng tránh bệnh Gout:
– Bớt lượng đạm trong khẩu phần.
– Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric: Óc, gan, bầu dục, các loại phủ tạng, nước ninh xương, thịt luộc…
– Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric trung bình: Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ…
– Sử dụng các thực phẩm chứa ít acid uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomat, rau quả.
– Hạn chế các đồ uống gây tăng acid uric máu như rượu, bia, trà, cà phê.
– Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì sẽ làm tăng thêm độ acid trong máu.
– Uống các loại nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng.
Một số thực phẩm phòng tránh bệnh Gout hiệu quả:
Rau cần: tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin.
Súp lơ: là một trong những loại rau giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.
Dưa chuột: là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều nước. Dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát và giải độc nên có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua đường tiết niệu.
Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị.
Cà: cà pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin.
Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu.
Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt, trừ phong thấp, rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng.
Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu sinh tố C và muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.
Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.
Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.
Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính.
Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.
Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.
Đậu tương: có thể là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương, là các thực phẩm kiềm tính, chứa ít nhân purin, giàu chất đạm, nhiều sinh tố và khoáng chất, có khả năng tăng cường bài xuất acid uric qua đường tiết niệu.
Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quít, đào, anh đào, mơ, hạt dẻ… Có thể sử dụng thêm các sản phẩm giảm cân, hỗ trợ điều trị gout kết hợp để ngăn chặn triệt để bệnh gout hiệu quả. Chi tiết tham khảo thêm: Tại đây
Chi tiết liên hệ http://nhathuocvietphap.vn/ để được tư vấn thêm.
Hotline: 04 66 848 743