Cách dùng nhân sâm hiệu quả
Dùng nhân sâm sao cho đúng cách hiệu quả? Nhân sâm là dược phẩm quý hiếm, đứng đầu trong bộ thuốc quý Tứ Đại Bổ trong Đông Y là Sâm – Nhung – Quế – Phụ.
Theo đông y thì Nhân sâm, vị ngọt hơi đắng, tính ôn, tác động vào các kinh tỳ, phế. Có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, bổ khí, bổ phế, kiện tỳ. Mặc dù nhân sâm là loại thuốc bổ quý hiếm nhưng suy cho cùng thì nó cũng là một vị thuốc. Vì thế, nếu không sử dụng đúng cách thì không những không hiệu quả mà còn gây tác dụng đáng tiếc xảy ra. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng nhân sâm.
Tham khảo sản phẩm nhân sâm hàn quốc chính hãng tại đây: http://nhathuocvietphap.vn/trung-thao-linh-chi/nhan-sam/
Một số cách dùng nhân sâm hiệu quả
1. Pha trà uống: Đây là cách dùng nhân sâm đơn giản mà hiệu quả. Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
2. Tán bột pha nước uống: Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi. Cách dùng nhân sâm này giúp hấp thụ hết dinh dưỡng và các chất bổ trong nhân sâm.
Hai cách dùng nhân sâm kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi,hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.
3. Ngậm sâm: Nhân sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.
Cách dùng nhân sâm này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng “phế hư”- chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
4. Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗingày dùng 5-10g, sắc kỹ với nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiềulần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uốnghết ngay trong một lần.
Cách sử dụng nhân sâm này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.
5. Nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.
Cách dùng nhân sâm này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hóa và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.
6. Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.
Cách dùng nhân sâm này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.
7. Sâm hầm thịt gà: Dùng gà mái 1con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâm thái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.
Cách sử dụng nhân sâm này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.
Lưu ý khi dùng nhân sâm
Không dùng quá nhiều
Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nhưng thực tế việc dùng quá nhiều không những không có tác dụng mà còn gây hậy quả nguy hiểm. Có thể gây kích dục, biến chứng, rối loạn thần kinh, mất tự chủ, liệt dương, tăng huyết áp…
Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển
Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
Những trường hợp không nên dùng nhân sâm
Không phải ai cũng có thể và dùng nhân sâm hiệu quả được, tùy thể trạng và bệnh lý từng người mà có cách sử dụng phù hợp. Một số trường hợp không nên dùng nhân sâm đó là:
Người cao huyết áp
Đông y coi vấn đề này là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa. Về mặt lâm sàng nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Hơn nữa liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh cao huyết áp không nên dùng nhân sâm
Người bị di tinh, xuất tinh sớm
Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục. Dùng nhân sâm sẽ làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Bị bệnh dạ dày, tiêu hóa
Những bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường. Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ nặng thêm.
Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch.
Người bị bệnh tự miễn như bệnh Luput ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… không nên dùng nhân sâm, vì dùng bệnh sẽ nặng thêm.
Người bị thương phong cảm mạo phát sốt
Khi bị cảm mạo đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu để trừ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Cho nên người đang uống nhân sâm, nếu bị cảm mạo nên dừng uống.
Bệnh gan
Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, đau bụng, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông thanh thoát được. Nếu uống nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, chứng bệnh sẽ nặng thêm.
Bệnh lao phổi
Những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm, cho nên không nên dùng nhân sâm.
Trẻ nhỏ
Trẻ em cơ thể thuần dương(khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng) âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dể làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm kích thích dậy thì sớm, kích dục.
Phụ nữ mang thai.
Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
Chi tiết sản phẩm xin được vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí:
Công ty TNHH Dinh dưỡng Việt Pháp
Hotline: 04 66 848 743 / Mobile: 0936 457 169
Email: Onplaza1234567@gmail.com
Website: http://nhathuocvietphap.vn/