Một số lưu ý khi dùng lộc nhung hươu
Nhung hươu là món quà biếu tặng cao cấp và là một trong 4 dược liệu quý trong sâm nhung quế phụ, cực kì bổ dưỡng cho sức khỏe. Nhưng xét cho cùng thì lộc nhung hươu vẫn là một vị thuốc. Không phải lúc nào dùng cũng tốt. Hãy tìm hiểu một số lưu ý khi dùng lộc nhung hươu để tăng hiệu quả và chất lượng, tránh tiền mất tiền mật mang.
Lộc nhung hươu với nhiều vi chất quý hiếm
Nhung hươu là sừng non của con hươu. Từ cách đây 2.000 năm, dùng nhung hươu giúp hồi phục sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng, khả năng sinh lý, làm đẹp… Nhiều công dụng và hiếm thế nên nên giá thành của nhung hươu luôn được xếp vào hạng xa xỉ.
Nghiên cứu của họ đã cho thấy nhung hươu có giá trị y học rất cao do chứa các chất pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, carbonat, chất keo (collagens), các hocmon oestrogen, testosteron, 52,5% protid và 2,5% lipid.
Ngoài ra, trong nhung hươu còn có tới 25 loại acid amin cùng 26 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như sắt, Ma-giê hay Coban. Nhung hươu còn chứa chất Prostaglandins là chất điều hòa chức năng tế bào quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Lộc nhung hươu tốt cho bệnh tim mạch
Theo y học cổ truyền, nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, đau lưng, mồ hôi trộm…Đặc biệt, dùng nhung hươu rất tốt với các chứng bệnh như tim, nhược năng, bệnh thần kinh thực vật… Ngoài ra, sử dụng nhung hươu còn giúp da dẻ đẹp vì bổ khí huyết, điều hòa cơ thể… do trong nhung hươu chứa 52,5% protid, 2,5% lipid, chất keo (keratin), 34% muối khoáng và một chất nội tiết tố (hormon) gọi là lộc nhung tinh.
Đối tượng không nên dùng lộc nhung hươu
Sau đây là một số lưu ý khi dùng lộc nhung hươu. Lộc nhung hươu không phải thuốc tiên chữa bách bệnh, mà phải biết dùng và dùng đúng mới tốt cho sức khỏe. Đông y khuyên không nên dùng nhung hươu cho những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm, người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống. Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung hươu.
Không nên dùng nhung hươu cho trẻ em, trẻ vị thành niên. Bởi nhung hươu kích thích tăng trưởng, làm mất khả năng kiểm soát sinh lý, tăng hooc môn sinh dục, kích dục vượt khả năng.
Không nên dùng nhung hươu quá lâu
Nhung hươu rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng nhung hươu không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khỏe đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
Phải biết cách kết hợp khi sử dụng nhung hươu
Đây là một lưu ý quan trọng khi sử dụng nhung hươu. Nhiều người cứ thấy nhung hươu bổ dưỡng mà ồ ạt mua về sử dụng. Nhưng trên thực tế, đây là một vị thuốc và có nhiều tác dụng hay phản ứng với các thành phần khác. Vì thế mà cần phải tìm hiểu, tránh trường hợp kết hợp phản tác dụng. Vì là vị thuốc bổ dưỡng nên tránh dùng vào buổi tối, nên dùng vào buổi sáng.
Đọc thêm: Nhung hươu tươi Hương Sơn