9 mẹo trị hôi miệng hiệu quả
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh thức ăn gây mùi, bỏ thuốc lá, dùng nước súc miệng…là những cách trị hôi miệng hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng là mảng bám. Mảng bám trên răng được tích tụ khi đồ ăn bám lâu ngày trong kẽ răng. Những mảng bám này gây ra mùi khó chịu cho hơi thở. Để loại bỏ và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám, nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
Cạo lưỡi
Những lớp phủ trên mặt lưỡi là nơi trú ẩn của những vi khuẩn gây mùi. Vì vậy, khi đánh răng cần lấy bàn chải nhẹ nhàng loại bỏ những lớp phủ này.
Tránh thức ăn gây mùi
Có một số thực phẩm gây hơi thở có mùi bạn nên hạn chế sử dụng như hành, tỏi. Đánh răng cũng không làm giảm bớt mùi của những thực phẩm này.
Bỏ thuốc lá
Đối với những người nghiện thuốc lá, cách trị hôi miệng hiệu quả nhất là dừng hút thuốc lá. Bởi vì khó thuốc và các chất từ thuốc lá khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Dùng nước súc miệng
Nước súc miệng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn có hại cho răng miệng, hạn chế sự phát triển của mảng bám và mang đến một hơi thở thơm tho. Nên sử dụng nươc súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Không ăn ngọt sau bữa ăn
Ăn những thực phẩm có đường sau bữa ăn sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn có mùi sinh sôi. Vì vậy cách trị hôi miệng hiệu quả là thay vì ăn đồ ngọt thì hãy nhai kẹo cao su.
Khám răng miệng định kỳ
Nếu bạn mắc những bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi…bạn có nguy cơ bị hôi miệng rất cao vì vi khuẩn tích tụ ở chân răng sẽ gâ ra mùi khó chịu. Để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng cũng như trị hôi miệng hiệu quả, tốt nhất bạn nên đi khám răng miệng định kỳ 1 năm 2 lần để sớm phát hiện ra bệnh răng miệng và có biện pháp điều trị.
Uống nhiều nước
Thiếu nước bọt sẽ gây ra bệnh sâu răng và hôi miệng. Để nước bọt được tiết ra nhiều, hãy uống nước hoặc nhai kẹo cao su thường xuyên. Nếu bạn cảm thấy luôn bị khô miệng dù đã uống nhiêu nước thì nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Gặp bác sĩ
Hôi miệng đôi khi là dấu hiệu của một số căn bệnh như nhiễm trùng phói, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tiểu đường…Vì vậy, nếu sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên mà bạn vẫn bị hôi miệng, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.